Ô nhiễm nguồn nước đang là mối quan tâm lớn của đời sống hiện nay. Thực trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống cũng như sức khỏe mỗi chúng ta.
Hãy tự bảo vệ sức khỏe gia đình bạn với các giải pháp lọc nước như:
Nguyên nhân của ô nhiễm nguồn nước là do đâu? Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là gì? Hãy cùng Locnuoc.Store xem câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.
Ô nhiễm nước là gì?
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước. Gây nên nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật.
Nước bị ô nhiễm được hiểu là thành phần của nó tồn tại các chất khác. Các chất này gây bẩn cho nước về mặt lý tính, hoặc gây hại cho nước về mặt hóa tính.
Làm gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục nên cần phải chú trọng phòng tránh bảo vệ ngay từ đầu.
Hiến chương châu Âu về nước định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.”
Ô nhiễm nước còn là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước. Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh học trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng, ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Vậy ô nhiễm nguồn nước là do đâu?
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?

Do tự nhiên (nguyên nhân khách quan)
Các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa axit, lũ lụt, gió bão,…) hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước ngầm.
Những cơn lũ có thể làm nước bẩn trực tiếp tới nguồn nước nơi lũ đi qua. Đồng thời khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, nơi đổ rác.
Nước lụt cũng có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, khu phế thải,…
Ô nhiễm nước còn do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
Do nhân tạo (nguyên nhân chủ quan)
Ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (Sewage): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, … chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ như cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng.
Tùy theo mức sống và lối sống, mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau.
Ô nhiễm nước do chất thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Nước thải công nghiệp khác với nước thải đô thị hay nước thải sinh hoạt.
Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ. Nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfide,… cực kỳ độc.
Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác. Như y tế, các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người… đều gây ra nguồn chất thải lớn cho môi trường nước.
Các tác nhân gây ô nhiễm nước (bản chất ô nhiễm)

Các ion hòa tan trong nước
Nhiều ion hữu cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước biển. Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+.
Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao. Như các hợp chất của kim loại nặng như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… cực kỳ nguy hại cho nguồn nước.
Sự phân hủy các chất dinh dưỡng trong nước
Muối của nitơ (N) và photpho (P) là các chất dinh dưỡng đối với thực vật. Ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển.
Amoni, nitrat, phosphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên.
Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photpho sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophication, còn được gọi là phì dưỡng).
Từ eutrophication bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “được nuôi dưỡng tốt”. Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của tảo.
Mặc dù tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng, có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước. Nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo. Gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước.
Hiện tượng này thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưu thông trao đổi. Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất dinh dưỡng (oligotrophic) nước hồ thường khá trong.
Sau một thời gian, do sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu cơ.
Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của tảo. Nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết.
Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngưng trệ.
Sulfat (SO4 2-)
Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ sunfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông.
Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng.
Chloride (Cl-)
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Chloride kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước.
Nguồn nước có nồng độ chloride cao có khả năng ăn mòn kim loại. Gây hại cả cho cây trồng, cũng như giảm tuổi thọ của các công trình.
Nhìn chung chloride không gây hại cho sức khỏe con người. Nhưng chloride có thể gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt.
Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp.
Do đó, dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau (phụ thuộc vào loại dầu mỡ).
Vi sinh vật gây bệnh trong nước
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt. Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản.
Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước. Và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này là vi khuẩn, vi rút, động vật đơn bào, giun sán.
Ngoài ra còn có một số tác nhân như các chất có màu, các chất gây mùi vị….
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đối với con người
Ô nhiễm nguồn nước có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Cụ thể, những bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như ghẻ, lở, viêm màng kết, tiêu chảy,…
Kim loại nặng được thải ra từ công nghiệp có thể tích lũy dần ở các hồ, sông gần đó. Chúng độc hại đối với sinh vật biển hoặc động vật có vỏ. Con người ăn phải chúng, cơ thể sẽ tích tụ dần gây nên nhiều bệnh nguy hiểm phức tạp. Điển hình nhất là ung thư.
Ô nhiễm nước sẽ không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức. Nhưng nó sẽ gây hại cho chúng ta sau khi tiếp xúc lâu dài.
Nước ô nhiễm vi sinh vật cũng là một vấn đề nan giải ở các nước đang hoặc chưa phát triển. Được biết, các bệnh như dịch tả và sốt thương hàn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh do ô nhiễm nước gây ra.
Ô nhiễm nguồn nước còn gây ức chế miễn dịch, suy sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính, hoặc có thể dẫn đến tử vong ở cả người lớn và trẻ em.
Hậu quả đối với động vật, vi sinh vật sống trong nước
Đối với động vật, ô nhiễm nguồn nước còn để lại những bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sản hay những động vật trên cạn uống nguồn nước ấy.
Chúng còn để mầm bệnh thông qua cách gián tiếp theo chuỗi thức ăn. Những loài động vật nếu sinh sống hay được chăn nuôi thủy sản ở nguồn nước bị ô nhiễm.
Các hạt lơ lửng trong nước ngọt làm giảm chất lượng nước uống cho sinh vật sống. Làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, gây gián đoạn quá trình phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật.
Gây nên thiếu hụt oxy trong nước ao hồ, gây ngạt, chết hàng loạt hoặc phát triển chậm của động vật thủy sinh trong ao hồ.
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đối với kinh tế – xã hội
Ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn hại không nhỏ đến kinh tế đất nước. Vì phải mất rất nhiều chi phí cũng như thời gian để xử lý các chất thải khó hoặc không phân hủy. Gây nên tích tụ trong môi trường nước, đất và vùng biển.
Điển hình, ở Việt Nam, năm 2016 có sự cố tràn dầu nhà máy Formosa Hà Tĩnh gây thảm họa cho vùng biển duyên hải Trung Bộ khiến cá ở vùng biển này chết hàng loạt. Ngư dân điêu đứng vì cá chết trôi dạt vào bờ không những ko ăn được mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài nguồn nước mặt bị ô nhiễm như kể trên, nguồn nước ngầm cũng bị đe dọa. Ở Việt Nam nguồn nước giếng đào, giếng khoan được khai thác lớn. Nếu không có các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm này, hoặc khắc phục và xử lý nước ngầm hiệu quả sẽ gây tổn hại lớn cho nguồn nước dự trữ trong lòng đất.
Cách tốt nhất để xử lý nguồn nước ô nhiễm?
Xử lý nước sạch là vấn đề vô cùng nan giải và nhức nhối trong đời sống xã hội hiện đại. Ở các nước đang phát triển và kém phát triển, công nghệ xử lý nước còn lạc hậu.
Việc xử lý triệt để chất thải nhà máy và nước sinh hoạt ở các quốc gia này đang đi vào ngõ cụt, bởi tính phức tạp của công nghệ xử lý nước.
Khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc xử lý nguồn nước trước khi uống vào cơ thể là vô cùng cần thiết.
2 phương pháp chủ yếu là đun sôi nước để nguội và lọc nước qua máy lọc nước tinh khiết. Đây được coi là 2 phương pháp phổ biến, an toàn, tiết kiệm nhất đối với mỗi người, mỗi gia đình.
-
Máy Lọc Nước Karofi KAQ-P95 Aiotec 10 LõiSản phẩm đang giảm giá8.720.000₫
-
Máy Lọc Nước Hydrogen Ion Kiềm Kangaroo KG100ESSản phẩm đang giảm giá7.990.000₫
-
Cột Lọc Nước Đầu Nguồn Sawa SLT1665A Tự ĐộngSản phẩm đang giảm giá7.950.000₫
Sử dụng máy lọc nước tại Locnuoc.Store
- Hệ tổng phân phối toàn quốc Locnuoc.Store tự hào với hơn 12 năm kinh nghiệm phân phối lọc nước. Là hệ thống phân phối và dịch vụ trực tiếp đến người dùng thuộc Công Ty CP Sawa Việt Nam.
- Locnuoc.Store chỉ cung cấp sản phẩm máy lọc nước từ các thương hiệu nổi tiếng và cao cấp như: Kangaroo, Karofi, AO Smith, Sawa, Kangen, Korihome, Mutosi.
- Locnuoc.Store phân phối sản phẩm chính hãng, dịch vụ và bảo hành chính hãng. Cam kết cao nhất dựa trên uy tín của hàng trăm nghìn khách hàng đã sử dụng trên toàn quốc.
- Locnuoc.Store luôn khẳng định chính sách ưu đãi linh hoạt hàng đầu tại Việt Nam.
Một số thương hiệu máy lọc nước nổi tiếng:
- Máy lọc nước Karofi
- Máy lọc nước Kangaroo
- Máy lọc nước Sawa
- Máy lọc nước A.O. Smith
- Máy lọc nước Kangen
- Máy lọc nước Korihome
- Máy lọc nước Mutosi
- Máy lọc nước Aqua
Và trên đây là bài viết “Ô Nhiễm Nguồn Nước: Nguyên Nhân Và Hậu Quả”. Hy vọng qua bài viết này Locnuoc.Store đã cung cấp được nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc. Trân trọng!